B2B là thuật ngữ chuyên ngành được đề cập đến rất nhiều trong lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là trong ngành thương mại điện tử đang phát triển một cách “chóng mặt” vài năm trở lại gần đây. Tuy được nhắc đến với tần suất cao, nhưng không phải ai cũng giải thích một cách chính xác đối với câu hỏi B2B là gì?
1/ B2B là gì?
B2B là gì? hay Business to Business là gì? là câu hỏi hay đúng hơn là khái niệm mà chúng ta cần làm sáng tỏ trong bài ngày hôm nay. Theo đó B2B được viết tắt từ cụm từ Business to Business tức là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cụm từ này không chỉ có nghĩa đơn thuần như vậy, B2B được dùng để mô tả hoạt động thương mại, giao dịch, buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau trong nền kinh tế. Phần lớn các hoạt động trao đổi, mua bán mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống là doanh nghiệp với khách hàng. Nên có thể thấu rất rõ điểm khác biệt ngay từ khái niệm này.
Với sự khác biệt rất lớn so với đối tượng thương mại là cá nhân các khách hàng, doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh với mô hình B2B có những đặc điểm rất riêng biệt. Từ quá trình marketing, tiếp cận khách hàng cho đến việc bán hàng. Nếu như bạn nào đã từng tìm hiểu chi tiết hơn marketing B2B là gì? sẽ nhận thấy rất rõ điều này khi tiếp thị sản phẩm. Hòa chung xu thế phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp hướng đến đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay người kinh doanh ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Chỉ riêng website hướng đến nhóm đối tượng này đã tăng từ 76,4% đến 84,4% trong thời gian ngắn.
Xem thêm: Mục tiêu kinh doanh và cách xác định mục tiêu kinh doanh hiệu quả
2/ Vai trò của B2B trong hoạt động kinh doanh
Từ việc tìm hiểu khái niệm ở phần trên có thể thấy rằng, mô hình kinh doanh B2B đang ngày càng được ưa chuộng và đánh giá rất cao. Từ chính sự chuyển đổi về mô hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chúng ta có thể thấy rất rõ được điều này. Theo đó, mô hình B2B đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, nhất là trong việc tăng doanh thu. Điều này được lý giải bởi B2B có một quy trình bán hàng riêng biệt, không giống với B2C mà bạn rất có thể đã tìm hiểu, bắt gặp hoặc trải qua trước đấy.
Quy trình này sẽ giúp rút ngắn về thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và cuối tăng cùng là tăng doanh thu trực tiếp cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, mỗi một doanh nghiệp đề là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh kinh tế, kinh doanh tổng thể. Nếu như một doanh nghiệp hợp tác với một doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, cùng lúc đó sẽ mở ra cơ hội hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp khác. Tạo nên một sự liên kết trên quy mô rộng lớn hơn với sự phát triển bền vững, lâu dài.
Hơn thế, B2B thường đề cao yếu tố logic và mang tính tập thể hơn so với các mô hình khác. Nên từ đó gạt bỏ đi rất nhiều yếu tố chi phối bởi cảm xúc cá nhân đơn thuần. Bằng cách tập trung tối ưu hóa vào sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo dựng được vị thế nhất định trên thị trường. Đặc biệt trong ngành thương mại kỹ thuật số hiện đại ngày nay, vai trò của B2B lại càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn.
3/ Mô hình kinh doanh B2B phổ biến nhất
Chúng ta nhắc đến mô hình B2B rất nhiều trong những phần trên, tuy nhiên B2B thực tế được phân tách thành nhiều kiểu mô hình khác nhau dựa trên việc thương mại hóa giữa các chủ thể là doanh nghiệp. Nên cùng là doanh nghiệp B2B nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ giống nhau hoàn toàn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu về các mô hình kinh doanh B2B là gì. Theo đó, hiện nay có 4 mô hình kinh doanh B2B là phổ biến nhất hiện nay không chỉ riêng tại Việt Nam.
+ Mô hình B2B thiên về bên bán: Đây là mô hình mà chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ở ngay tại Việt Nam, phần lớn thì khi buôn bán mọi người sẽ luôn cho rằng phải thiên về bên mua nhiều hơn. Nhưng trong kinh doanh B2B ở mô hình này lại thiên về bên bán. Ở mô hình này, bên bán sẽ là trung tâm phân phối các sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ 3. Hình thức phân phối thường gặp sẽ là thông qua website hoặc sàn thương mại điện tử.
+ Mô hình B2B thiên về bên mua: So với mô hình trên thì mô hình B2B thiên về bên mua thường ít gặp hơn, điều này rất dễ hiểu do các doanh nghiệp thường bán nhiều hơn là mua về. Mô hình này thì bên mua sẽ làm chủ các hoạt động nhiều hơn, áp đảo gần như toàn bộ. Có một số trường hợp, doanh nghiệp bên mua còn xây dựng riêng chính sách, website để các bên bán tìm đến. Bởi những đặc điểm này mô hình B2B thiên về bên mua sẽ ít phổ biến hơn so với các mô hình khác.
+ Mô hình B2B trung gian: Doanh nghiệp áp dụng mô hình này sẽ đóng vai trò là trung gian giữa người bán và người mua. Dể hình dung nhất thì các bạn có thể thấy mô hình này ở các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… ở nước ta. Đương nhiên, mức độ “phủ sóng” của mô hình này cũng rất lớn ngay là ở cả quy mô thế giới.
+ Mô hình B2B hợp tác thương mại: Thường thì nhiều người sẽ rất dễ nhầm lẫn mô hình B2B hợp tác thương mại với trung gian. Vì nghe qua chúng cũng khá giống nhau, nhưng mô hình hợp tác thương mại sẽ sở hữu tính chất tập trung cao hơn và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác nhau chứ không phải là duy nhất như trên.
buy ivermectin 6 mg for humans – buy generic tegretol for sale carbamazepine 400mg price