Trong cuộc sống và công việc, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều những tình huống khác nhau buộc ta phải đưa ra những lựa chọn. Lựa chọn đôi khi thật dễ dàng nhưng cũng hết sức khó khăn bởi những quyết định mà bạn đưa ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sau này. Cùng tìm hiểu các bước ra quyết định đúng đắn qua bài viết dưới đây.
Quyết định đúng đắn là gì?
Quyết định đúng đắn được hiểu là quá trình nhận thức của con người trước một sự việc hiện tượng nào đó, buộc phải đưa ra phán đoán, phân tích rồi đưa ra quyết định cuối cùng. Nó được nhận định là một quá trình hoạt động với những khả năng thay thế, nắm bắt và tư duy của người đó. Với mỗi quá trình thay thế và ra quyết định đó chính là lựa chọn cuối cũng có thể hoặc không thể nhắc nhở hành động. Việc ra quyết định đúng đắn chính là việc mà bạn phải lựa chọn những giá trị thay thế, dựa trên những giá trị và sở thích của người ra quyết định cùng với đó là lòng quyết tâm và tin tưởng vào những quyết định của mình là đúng đắn và hợp lý.
Phân loại các quyết định
Quyết định theo chuẩn
Quyết định theo chuẩn là những quyết định được lặp đi lặp lại mỗi ngày và mang tính thường lệ và có tính chất lặp đi lặp lại. Việc ra quyết định của bạn ở loại này thường sẽ đơn giản và không phải quá đau đầu.
Quyết định cấp thời
Quyết định cấp thời là những quyết định nhanh chóng đòi hỏi tác động phải nhanh và chính xác và cần phải được thực hiện gần như tức thời, không chờ đợi.
Quyết định có chiều sâu
Quyết định có chiều sâu chính là những quyết định đưa ra phải có thời gian nghiên cứu chuẩn bị giải quyết vấn đề đó, một cách chuyên sâu, chứ không giống như những quyết định khác như cấp thời hay tiêu chuẩn. Những quyết định có chiều sâu đòi hỏi bạn cần phải lên kế hoạch, tập trung họp thảo luận và lấy ý kiến chung để đưa ra một quyết định sâu sắc, tránh mắc sai lầm.
Làm sao để đưa ra quyết định đúng đắn?
Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn
– Một trong những chiến lược ra quyết định hiệu quả nhất là theo dõi mục tiêu của bạn. Điều này đơn giản có nghĩa là xác định mục đích quyết định của bạn bằng cách tự hỏi chính xác vấn đề cần giải quyết là gì? Và tại sao vấn đề này cần được giải quyết?
– Tìm ra điều gì quan trọng nhất đối với bạn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Khi bạn biết lý do tại sao bạn phải đưa ra một quyết định cụ thể; nó sẽ phục vụ bạn tốt hơn trong việc ở lại với nó và bảo vệ nó.
Bước 2: Thu thập thông tin quan trọng
– Khi đưa ra quyết định tốt, tốt nhất là thu thập thông tin cần thiết có liên quan trực tiếp đến vấn đề. Làm điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì cần phải làm để giải quyết vấn đề và cũng sẽ giúp nảy sinh ý tưởng cho một giải pháp khả thi. Để đưa ra những những quyết định đúng đắn và hợp lý thì bạn cũng cần rèn tính cần thận xem xét chi tiết mọi thứ.
– Khi thu thập thông tin, cách tốt nhất là lập danh sách mọi phương án có thể thay thế, ngay cả những điều ban đầu nghe có vẻ ngớ ngẩn hoặc có vẻ không thực tế. Luôn tìm kiếm ý kiến của những người mà bạn tin tưởng hoặc nói chuyện với các chuyên gia và chuyên gia, vì điều đó sẽ giúp bạn đưa ra nhiều giải pháp khi cân nhắc tất cả các lựa chọn của mình để đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn sẽ muốn thu thập càng nhiều nguồn lực càng tốt để đưa ra quyết định tốt nhất.
Bước 3: Xem xét hậu quả
– Cách đưa ra quyết định đúng đắn chính là xem xét những hậu quả có thể xảy ra. Bước này có thể cũng quan trọng như bước một vì nó sẽ giúp bạn xác định quyết định cuối cùng của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân bạn và / hoặc những người khác có liên quan. Trong bước này, bạn sẽ tự hỏi mình điều gì có khả năng là kết quả của quyết định của bạn. Nó sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào bây giờ? Và nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn như thế nào?
– Đây là một bước cần thiết vì nó cho phép bạn xem xét ưu và nhược điểm của các tùy chọn khác nhau mà bạn đã liệt kê trong bước trước. Điều này cũng rất quan trọng bởi vì bạn muốn cảm thấy thoải mái với tất cả các lựa chọn của mình và kết quả có thể có của bất kỳ lựa chọn nào bạn chọn.
Bước 4: Đưa ra quyết định của bạn
– Bây giờ bạn đã xác định được mục tiêu của mình, thu thập tất cả thông tin cần thiết và cân nhắc hậu quả, đã đến lúc đưa ra lựa chọn và thực hiện quyết định cuối cùng của mình. Hiểu rằng bước này có thể khiến một số người lo lắng là điều quan trọng vì đây là nơi bạn phải tin vào bản năng của mình.
– Mặc dù bạn vẫn có thể hơi lưỡng lự về quyết định cuối cùng của mình, nhưng bạn phải tính đến cảm giác của điều này. Hãy tự hỏi bản thân, nó có cảm thấy đúng không? Và quyết định này có phù hợp nhất với bạn hiện tại và trong tương lai không? Khi bạn trả lời lại những câu hỏi đó, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về kết quả.
Bước 5: Đánh giá quyết định của bạn
– Khi bạn đã đưa ra quyết định cuối cùng của mình và đưa nó vào hành động, cần phải đánh giá quyết định và các bước bạn đã thực hiện để đảm bảo rằng nó hoạt động. Bước cuối cùng này có lẽ cũng quan trọng như bước một, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, vì nó sẽ giúp bạn phát triển hơn nữa kỹ năng ra quyết định cho các vấn đề trong tương lai. Bước này cũng rất cơ bản vì nó có thể yêu cầu bạn tìm kiếm thông tin mới và thực hiện một số thay đổi trong quá trình thực hiện.
Cách rèn luyện để đưa ra quyết định đúng đắn
Không để người khác ảnh hưởng đến tư tưởng
– Lắng nghe và tiếp thu, tiếp nhận ý kiến của người khác là điều tốt, tuy nhiên không nên và cũng đừng để bản thân bị xao nhãng bởi nhiều luồng ý kiến khác nhau, ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đó là sự kiên định trong rèn luyện kỹ năng.
– Trên thực tế nếu bạn đưa ra ý kiến, quyết định của bản thân thì không cần để ý đến suy nghĩ của mọi người khác nữa. Tôn trọng và tin tưởng vào quyết định của bản thân là điều quan trọng và cần thiết.
Chỉ xin lời khuyên từ người thật sự tin tưởng, am hiểu
– Việc nghe lời khuyên từ những người am hiểu, hiểu biết là vô cùng quan trọng, họ đã trải qua, hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó,nên sẽ có cái nhìn thấu đáo, tườm tận vấn đề, một cách chỉnh chu nhất.
– Thay vì lắng nghe người am hiểu mà tìm đến người không phải thế mạnh lĩnh vực mình cần lời nguyên, nó sẽ không đúng mục đích, dẫn đến những quyết định sai lầm, vì thế lời khuyên này rất có thể không hoàn toàn hữu ích. Hãy lựa chọn người bạn tin tưởng và am hiểu về lĩnh vực đó khi cần xin ý kiến từ người khác.
– Khi bạn cần phải làm điều này thì hãy tìm một người nào đó, hoặc ít nhất là một số ít người, người có thể giúp bạn xem xét lại những quyết định mà bạn sẽ thực hiện trước khi bạn tiến hành thực hiện nó.
– Họ đều phải là những người có hiểu biết tốt về những gì mà bạn đang mong muốn hướng tới và tốt hơn hết là những người đã có kinh nghiệm thành công trong quá trình lãnh đạo. Những người này thường sẽ là những người đang cố gắng để đạt được những điều tương tự với bạn ở trong cuộc sống.
Xem xét tình huống và đặt nghi vấn cho quyết định
– Hãy xem xét vấn đề một cách thấu đáo, tườm tận vấn đề, bạn cần đặt thật nhiều câu hỏi để chắc chắn quyết định này là đã thỏa đáng hay chưa. Quyết định này giải quyết được những vấn đề gì? Còn quyết định nào tốt hơn không? Mức độ rủi ro và thành công trong quyết định này là bao nhiêu?
– Đồng thời, bạn sẵn sàng song song có phương án mới và chuẩn bị phương án dự trù khác để có thể thay thế ngay khi quyết định phát sinh rủi ro đáng tiếc
Kiên định với quyết định của mình
– Bạn hãy nhớ rằng, một khi đã đưa ra quyết định, bạn hãy giữ kiên định với nó. Đừng bao giờ đưa ra quyết định rồi 5 phút sau hay một thời gian sau lại thay đổi. Bởi khi bạn đưa ra quyết định có nghĩa là bạn đã cân nhắc rất kỹ rồi mới lựa chọn.
– Tất nhiên bạn phải thừa nhận một điều rằng bạn đã đưa ra quyết định với những thông tin tốt nhất có sẵn cho bạn vào thời điểm đó. Với việc nâng cao khả năng lãnh đạo quản lý, bạn có thể nhận ra bạn có thể đã bỏ qua một điều quan trọng nào đó và cuối cùng sẽ phải xem xét lại các quyết định của bạn. Nhưng đừng vội vàng làm như vậy. Hãy chuẩn bị nỗ lực thật tốt để thực hiện từ đầu đến cuối với quyết định của chính bạn, chỉ cần bạn có lòng kiên trì thì bạn sẽ thực hiện được mọi thứ một cách nhanh và tốt nhất.
Chấp nhận và học hỏi từ những thất bại
– Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải đối mặt với những thất bại từ chính quyết định của mình. Có một sự thật rằng không có một quyết định nào mà không có mặt hạn chế. Bạn hãy nhớ rằng “thất bại là mẹ thành công” để rút ra bài học từ sai lầm và tiếp tục đứng lên làm lại. Vì vậy, thay vì mệt mỏi, chán trường bạn hãy thật bình tĩnh và sáng suốt để đưa ra một phương án khắc phục tốt nhất cho lỗi lầm của mình.
Sự thật là nhờ những thất bại này mà bạn sẽ có cho mình những bài học kinh nghiệm để làm nền tảng phát triển hơn trong tương lai. Cho dù bạn có gặp khó khăn hay thử thách nào thì vẫn có thể vượt qua được một cách đơn giản.
Charni M, Molchadsky A, Goldstein I, Solomon H, Tal P, Goldfinger N, et al priligy prescription
How to manage lithium induced hypothyroidism can you get generic cytotec
cost of ivermectin – atacand drug carbamazepine 200mg brand
canadian pharmacy store
http://expresscanadapharm.com/# Express Canada Pharm
canadian pharmacy reviews
They offer great recommendations on vitamins.
cost of cheap clomid no prescription
The staff exudes professionalism and care.
The most pleasant pharmacy experience every time.
sudden stopping gabapentin
Their patient care is unparalleled.