Kiến thức kinh doanh cơ bản cần phải biết

1. Kinh doanh là gì?

Kinh doanh (Business) là hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, cung ứng dịch vụ cho các chủ thể kinh doanh tiến hành độc lập, thường nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh thường thông qua các thể chế kinh doanh như tập đoàn, công ty hoặc cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như buôn bán, sản xuất quy mô nhỏ kiểu hộ gia đình.

Kinh doanh tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận . Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá các hoạt động kinh doanh như: doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận ròng,…

Nhiều nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ “commerce” (thương mại/kinh doanh) dùng để chỉ một cách tổng thể các hoạt động sản xuất, mua bán dịch vụ, hàng hóa và có sự khác nhau với thuật ngữ “trade” dùng đề chỉ riêng các hoạt động mua bán hàng hóa thuần túy.

Xem thêm: Tổng quan về nguyên tắc 80/20 trong kinh doanh

2. Nhận biết hoạt động kinh doanh qua những dấu hiệu nào?

Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu:

  • Mang tính nghề nghiệp, được tiếng hành một cách chuyên nghiệp, thường xuyên. Hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện chúng.
  • Được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình tự quyết định mọi vấn đề và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
  • Nhằm mục đích kiếm lợi nhuận thường xuyên.

3. Kinh doanh có những loại hình nào?

3.1. Kinh doanh dịch vụ:

Là một trong ba hình thức kinh doanh đang rất phát triển hiện nay. Kinh doanh dịch vụ không tạo ra hàng hóa hữu hình mà bán các gói dịch vụ trực tiếp cho khách hàng.

Một số ví dụ về loại hình kinh doanh dịch vụ bạn có thể tham khảo như: kinh doanh du lịch, kinh doanh nhà hàng-khách sạn, dịch vụ sức khỏe, kinh doanh bất động sản, vận hành sửa chữa điện tử, tư vấn pháp lý,… và rất nhiều dịch vụ khác trong thời đại nhu cầu đời sống con người tăng cao đòi hỏi phải có những dịch vụ tối ưu, chuyên nghiệp động cơ cao.

Với sự đa dạng trong lĩnh vực hoạt động nên đầu tư mảng kinh doanh dịch vụ là một lựa chọn thông minh của các chủ đầu tư, các doanh nhân thích chinh phục và cạnh tranh.

3.2. Doanh nghiệp sản xuất:

Được thành lập với mục đích tạo ra các sản phẩm phục vụ mục đích thương mại đáp ứng cung cầu trên thì trường từ những nguồn lực cần thiết.

Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung cấp các mặt hàng trên thị trường tiêu dùng. Đặc biệt là những mặt hàng, sản phẩm thiết yếu đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người tiêu dùng.

Áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất trên dây chuyền đa dạng mặt hàng gồm các phần mềm, động cơ, máy móc sau đó bán ra mang lại doanh thu là tiền đề bắt buộc để doanh nghiệp sản xuất không ngừng phát triển và nâng cấp.

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp và các công việc của quản trị doanh nghiệp

3.3. Doanh nghiệp bán lẻ:

Là một trong những giải pháp thông minh giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả nhất. Nhờ có hình thức kinh doanh bán lẻ mà các sản phẩm, hang hóa lưu thông thuận lợi từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả.

Các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty hiện nay đều đẩu tư mạnh vào hình thức bán lẻ để đem thương hiệu đến người dùng, khiến khách hàng tin tưởng, lựa chọn và trung thành với những sản phầm, hàng hóa do mình sản xuất.

4. Đặc điểm của kinh doanh là gì?

  • Trao đổi dịch vụ và hàng hóa.
  • Một sản phẩm/ hàng hóa trước khi đến tay người tiêu dùng có thể phải trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
  • Lợi nhuận là phần thưởng, mục tiêu chính cho các dich vụ của một doanh nghiệp.
  • Kỹ năng, phẩm chất tốt trong kinh doanh để điều hành doanh nghiệp.
  • Chịu rủi ro của sự không chắc chắn chẳng hạn như: dịch bệnh, hỏa hoạn, trộm cắp hay những mất mát do thị trường mất giá, thay đổi nhu cầu.
  • Bên mua, bên bán
  • Kết nối với sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.
  • Liên quan đến phân phối tiếp thị hàng hóa còn được gọi là hoạt động thương mại.
  • Ưu đãi về hàng hóa và dịch vụ
  • Đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Nghĩa vụ xã hội: kinh doanh ngày nay là định hướng dịch vụ hơn là định hướng về lợi nhuận.

5. Có những lĩnh vực kinh doanh nào?

Kinh doanh rất đa dạng các ngành nghề, ở mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng biệt. Nhưng nhìn chung ta có thể sắp xếp theo các nhóm như:

  • Ngành dịch vụ tài chính
  • Ngành kinh doanh vận tải
  • Ngành thông tin
  • Ngành nông nghiệp và khai thác
  • Ngành kinh doanh dịch vụ
  • Bán lẻ và phân phối
  • Ngành sản xuất
  • Kinh doanh bất động sản
  • Ngành kinh doanh dịch vụ công cộng

6. Các lĩnh vực chính trong kinh doanh là gì?

Tài chính: Các vấn đề liên đến ngân sách, dòng tiền, xây dựng chiến lược để dùng tiền tạo ra doanh thu ở mức tối ưu nhất

Quản trị: Quản trị nhân sự, hiệu suất công việc, máy móc, lên kế hoạch phát triển, chiến lược kinh doanh  ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Kế toán: Kiểm soát dòng tiền, điều chỉnh hướng đi đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có lãi, tránh thâm hụt vốn hay phá sản.

Tiếp thị – Bán hàng: Kích cầu, thúc đẩy doanh thu, tăng lợi nhuận.

Sản xuất: Cốt lõi của quá trình kinh doanh, nếu sản xuất kém mọi hạng mục kể trên đều trở nên vô nghĩa.

7. Những yếu tố cần lưu ý để kinh doanh thành công:

Thứ nhất, nắm vững các kiến thức, hiểu biết liên quan đến ngành

Thứ hai, để bắt đầu hãy chọn sản phẩm/ dịch vụ yêu thích.

Thứ ba, hãy đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ mà bạn chọn có sự khác biệt và phải thực sự tốt. Vì chỉ khi có thế mạnh về sản phẩm/dịch vụ mới giúp bạn tránh được khó khăn, cản trở phía trước và thuận lợi hơn trên đường thành công.

Thứ tư, chiến lược hành động kinh doanh cụ thể, bài bản ngay từ những ngày đầu và nghiêm túc tuân thủ kỹ luật đúng lộ trình đã đề ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *