Đã bao lần bạn có động lực để làm một việc gì đó, nhưng một thời gian sau lại mất đi. Để rồi bạn rơi vào tâm trạng chán nản, chả muốn làm gì. Vậy mới nói, rất khó để giữ được động lực cho tới khi bạn đạt được mục tiêu đã đề ra. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn những cách để bạn lấy lại động lực và tiếp tục chiến đấu trên con đường chinh phục các mục tiêu của mình.
Chúng ta rất dễ bị mất đi động lực nếu không thấy được kết quả nhanh chóng. Nhưng làm gì có thành công nào chỉ cần một đêm cơ chứ? Mọi kết quả tốt đẹp đều cần phải bỏ thời gian và công sức rất nhiều.
Có một cách để bạn lấy lại động lực mà tiếp tục là hãy viết ra những điều tuyệt vời bạn sẽ nhận được nếu thành công.
Ví dụ bạn muốn tập gym để có được cơ thể rắn chắc, thân hình cân đối, cơ thể khỏe mạnh.
Bạn đầu tư vào kinh doanh vì mong muốn sẽ kiếm được nhiều tiền. Có nhiều tiền bạn sẽ được làm mọi điều mà bạn thích.
Cứ như vậy. Hãy liệt kê ra tất cả những lợi ích mà bạn sẽ đạt được, càng kích thích càng tốt.
Mỗi khi mất động lực, hãy nhìn vào những điều ấy mà cố gắng tiếp tục phấn đấu.
2. Danh Sách Các Điều Tồi Tệ Cũng Là Một Ý Hay
Đôi khi các điều tồi tệ sẽ là liều thuốc kích thích hơn cả những lợi ích.
Đó là những điều mà bạn sẽ phải gánh chịu nếu không hành động.
Thay vì những lợi ích, hãy liệt kê ra những điều tồi tệ nào sẽ đến với bạn.
Chẳng hạn nếu hiện giờ bạn không đầu tư học tiếng Anh thì sự nghiệp bạn sẽ như thế nào? Tất nhiên bạn sẽ ít cơ hội phát triển hơn, lương thấp hơn,… so với những người khác giỏi tiếng Anh.
Hoặc nếu bây giờ mà bạn không tập trung làm việc kiếm tiền thì cuộc sống 5 năm nữa của bạn sẽ ra sao? Bạn sẽ không có điều kiện để giúp đỡ bố mẹ, không có cuộc sống mà mình mong muốn, làm gì cũng phải chắt chiu từng đồng,…
Bạn chắc chắn là không muốn những điều đó xảy ra với bạn đúng không? Hãy nhìn vào đó mà lấy động lực bước tiếp nhé.
3. Làm Việc Phải Vui
Không có luật lệ nào cấm bạn vui vẻ khi làm việc cả. Bạn càng phải chủ động tìm kiếm niềm vui nếu không muốn bị căng thẳng.
Công việc mà lúc nào cũng nghiêm túc sẽ không đem lại hiệu quả cao. Vì bạn sẽ làm nó dưới một áp lực nặng nề, cảm giác không thoải mái.
Do đó, khi có thể hãy tự tạo niềm vui cho công việc của mình. Bạn có thể thách thức đồng nghiệp xem ai hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. Thậm chí, bạn có thể tự thách thức bản thân xem liệu có thể hoàn thành nhiệm vụ hơn cả kỳ vọng. Hoặc lâu lâu có thể trêu đùa với các đồng nghiệp để giảm căng thẳng trong công việc.
Xem thêm: Bí quyết tạo động lực cho bản thân trong công việc
4. Xem Xét Lại Các Mục Tiêu
Mục tiêu hiện tại đã đủ truyền cảm hứng cho bạn chưa?
Nó có khiến bạn sục sôi nhiệt huyết mỗi khi nghĩ đến không?
Nếu không, tại sao không đặt một mục tiêu lớn hơn nhỉ?
Những mục tiêu lớn sẽ tạo động lực hành động cho bạn nhiều hơn. Đó là những mục tiêu mà mỗi khi nghĩ đến, đầu óc bạn sẽ luôn phải tìm cách để biến nó thành hiện thực.
Mục tiêu quá nhỏ sẽ làm bạn không hứng thú. Đôi khi vì quá dễ đạt được nên bạn sẽ trì hoãn “thôi để tí nữa là cũng được”, để rồi nhiều lần tí nữa như vậy và cuối cùng bạn chẳng làm gì cả.
5. Nhìn Lại Bản Thân
So sánh bản thân với người khác chỉ khiến bạn mất thêm động lực. Nhất là khi có nhiều người hơn bạn về nhiều mặt.
Thay vì thế, hãy so sánh bản thân bạn hiện tại với chính bạn trong quá khứ.
Bạn đã đạt được những thành quả gì?
Bản thân bạn đã cải thiện như thế nào?
Điều này sẽ làm bạn có động lực hơn khi bạn nhận thấy được mình đã tiến bộ hơn nhiều so với ngày xưa.
6. Làm Những Gì Bạn Thật Sự Thích
Có thể công việc hiện tại không làm bạn thấy hứng thú là một trong những lý do khiến bạn mất động lực.
Lần cuối cùng bạn làm công việc mình thật sự yêu thích là khi nào?
Bạn nhớ cảm giác của mình khi đó chứ?
Nhiệt huyết, vui sướng, thoải mái, có thể làm nhiều giờ liền mà không cảm thấy mệt mỏi, càng làm càng cảm thấy thích,…
Hầu hết trong mọi trường hợp, khi bạn làm những việc bạn yêu thích, động lực sẽ tự động tìm đến với bạn. Những lúc như vậy, bạn mới thật sự là chính mình.
Hãy tự hỏi bản thân xem liệu công việc hiện tại có phải là việc bạn thật sự muốn làm không?
Nếu có, hãy tiếp tục tận hưởng điều đó.
Nếu không, bạn vẫn phải tiếp tục làm vì nó đảm bảo nguồn thu nhập. Nhưng đồng thời hãy bắt đầu tìm kiếm và làm những công việc khác khi rảnh. Khi tìm được và bạn cảm thấy có thể sống với công việc đó thì hãy tập trung 100% vào nó.
Còn gì sung sướng hơn là được làm việc mình thích mà vẫn đảm bảo được cuộc sống đúng không?
7. Tập Thể Dục Đều Đặn
Cơ thể mệt mỏi, đầu óc nặng nhọc cũng dễ làm bạn chán nản.
Dù cho bạn có bận nhiều việc đến đâu đi chăng nữa thì hãy nhớ rằng sức khỏe vẫn luôn luôn là số một. Bạn sẽ không thể làm được việc gì một khi nó bị mất đi.
Do đó, hãy dành thời gian khoảng 30′ mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao.
Bạn có thể chạy bộ, đến phòng gym hoặc chọn chơi một môn thể thao như cầu lông, bơi lội,…
Có như thế thì bạn mới giữ được nguồn năng lượng sống cho cơ thể. Và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn sẽ luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất.